Vì sao phải nâng cấp văn bằng ngành Y Dược trước khi quá muộn

Mỗi năm, công tác khám và chữa bệnh ở nước ta cần khoảng 1.500 dược sỹ, bên cạnh 6.000 bác sỹ và điều dưỡng. Đây là thông tin đáng mừng để những bạn trẻ có đam mê về thuốc và chữa bệnh sẽ tìm được cho mình một tương lai nghề nghiệp rộng mở và ổn định.

Ngành Dược là gì?

Dược học là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh. Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Đây là ngành học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.

Vì sao phải liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, đại học ngành Y Dược.

Năm 2021, đại diện một số trường đại họccao đẳng cho rằng ngành y sẽ không tuyển người có bằng trung cấp là một trong những bước đi cần thiết.

Đặc thù của khối y dược là liên quan trực tiếp sức khỏe con người. Việc nâng cao trình độ bậc học, qua đó thời gian đào tạo cũng được tăng theo là đáp ứng với nhu cầu thực tế công việc tại các cơ sở y tế.

Nếu so sánh với hệ thống văn bằng quốc tế và nhìn trên phương diện hợp tác lao động nước ngoài - nơi họ rất cần nhân lực chăm sóc y tế (ví dụ: Nhật Bản) thì khi người lao động Việt Nam cụ thể là điều dưỡng, nữ hộ sinh đi làm việc với bằng TCCN sẽ gặp nhiều khó khăn. Như vậy, nên nâng cấp văn bằng của ngành y dược tối thiểu là bậc cao đẳng.

Vấn đề đặt ra là lộ trình thực hiện, để phù hợp, thuận lợi với nhóm người lao động đang làm việc tại các cơ sở y tế, và đặc biệt là đối với các học sinh đã tốt nghiệp khối sức khỏe bậc TCCN.

Ý kiến của các chuyên gia.

Thạc sĩ Trần Thị Thuận 

Quy định này là phù hợp vì: Thứ nhất, đối với chuẩn năng lực của một điều dưỡng chuyên nghiệp, Bộ Y tế đã ban hành theo chuẩn các nước trong khu vực. Theo đó, chuẩn của người điều dưỡng chuyên nghiệp phải qua đào tạo từ 3 năm trở lên. Những người học chương trình 2 năm mới chỉ là trợ lý, phụ tá.

Thứ hai, quy định này tạo khoảng thời gian chuẩn bị giúp giảm quy mô đào tạo TCCN khối ngành y dược. Hiện nay, các sơ sở đào tạo bậc TCCN khối y dược quá nhiều dẫn đến học sinh ra trường thất nghiệp. Quy định này cũng là cách báo động cho xã hội, các cơ sở đào tạo giảm chỉ tiêu đào tạo TCCN khối ngành y dược.

Thứ ba, để chuẩn hóa, bắt buộc những người tốt nghiệp TCCN nhóm ngành y dược phải tiếp tục học lên CĐ, ĐH. Từ nay đến khi quy định này có hiệu lực đủ để người học có thể học nâng cao trình độ.

Quy định này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các trường và cả người học. Trước mắt, đào tạo bậc TCCN ngành y dược có thể các trường lo ngại không tuyển sinh được, học sinh cũng lo lắng… Nhưng tôi cho rằng không việc gì phải quá lo lắng.

PGS.TS Trịnh Văn Lầu -  Thời điểm ban hành quy định không phù hợp

Đã có hàng trăm học sinh đang theo học các ngành trung cấp y dược lo lắng điện thoại tới trường hỏi về số phận các em sau khi tốt nghiệp ra trường, hàng chục giáo viên của trường hoang mang về công việc làm của họ trong tương lai.

Về đào tạo cũng đã tạo thuận lợi nhiều cho việc đáp ứng nhân lực cho vùng sâu vùng khó khăn, chưa kể đã đào tạo bổ sung, đào tạo chuyển đổi cho anh chị em đã tốt nghiệp các ngành nghề ở bậc TCCN, CĐ, ĐH và sau ĐH. Người học ở bậc này dễ lĩnh hội kiến thức chuyên môn và tiếp cận cơ hội việc làm nhanh chóng.

Việc nhà trường chủ động tăng cường cập nhật, thay đổi chương trình đào tạo theo hướng nghiệp vụ ngành cụ thể, thực hành và thực tập tại các bệnh viện cơ sở y tế cũng là một linh động trong xã hội hoá đào tạo ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực. Chính bậc học này đã giải quyết công việc làm của khá nhiều lao động qua đào tạo ĐH,CĐ nhưng chưa có việc làm hoặc ngành nghề chưa phù hợp sở thích và chuyên môn.

Ở góc độ chính sách thì những dự thảo văn bản do bộ ban hành không đến đúng đối tượng chịu tác động để có phản hồi góp ý cụ thể và phù hợp.

Thứ nhất, hiện nay các cơ sở y tế công lập cũng đã nhanh nhạy mở các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ khám chữa bệnh ngoài giờ và cổ phần hoá bệnh viện.

Ngoài ra cũng đã phát triển khá mạnh xã hội hoá y tế trong các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế dịch vụ khác... Do đó nhu cầu nhân lực rất lớn. Vậy chính các cơ sở này có suy nghĩ và ý kiến phản hồi về nhu cầu sử dụng lao động trình độ phù hợp hay chưa.

Thứ hai, các trường đang đào tạo trung cấp bị động khi chưa được tiếp cận từ khâu dự thảo để khi ban hành thì gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động trường.

Khối ngành chăm sóc sức khỏe chưa chuẩn bị kịp lộ trình cho đào tạo và chuyển đổi ngành nghề, đội ngũ  giảng viên và cơ sở vật chất để chuyển sang đầu tư cho ngành nghề khác.

Sinh viên học sinh đang theo học cũng thấy hụt hẫng và ảnh hưởng đến chất lượng học tập và cơ hội việc làm.

Gia đình và xã hội cũng tạo dư luận lo lắng, phân biệt trình độ không đáng có về quy định này. Chưa kể là phần lớn những người này đang phát huy rất tốt công việc chuyên môn của mình theo trình độ trung cấp ở địa phương đang làm.

Thứ ba, Bộ GD&ĐT chưa xây dựng xong khung trình độ quốc gia và các bộ ngành khá vội vàng trong việc áp chuẩn trong hội nhập ASEAN về trình độ lao động đã thực sự chưa chuẩn bị bước đệm cho chuyển đổi hoặc nâng cấp trình độ đào tạo của trong nước cho tương đương phù hợp.

Hướng đi cho người học ngành Y Dược.

Thứ nhất, người học cần chuẩn bị tâm lý học liên thông lên bậc cao hơn để đạt chuẩn.

Thứ hai, cần đầu tư học ngoại ngữ để sau này có thể đi xuất khẩu lao động ở một số nước đang rất cần nhân lực đạt chuẩn này.

Về phía các trường cần mở các khóa ngắn hạn trang bị thêm kỹ năng, kiến thức cho người học.

Thực tế chỉ có các trường Đại học mới được đào tạo với chỉ tiêu rất ít (chỉ 40% chỉ tiêu chính quy), trong khi nhu cầu người học rất lớn. Vì vậy Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế cần tính toán tạo cơ hội cho người học được học liên thông.

Thời gian và lộ trình thay đổi theo quy định của Bộ.

Từ thời điểm kể trên, các vị trí này sẽ tuyển đầu vào thấp nhất là trình độ cao đẳng. 

Từ năm 2025 sẽ bỏ chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn bộ ngành y tế. Trước mắt, từ năm 2018 sẽ ngừng tuyển sinh và đào tạo hệ trung cấp y dược, kỹ thuật viên y học.

Theo thông tin này, đây là một trong những bước đi nhằm hội nhập về trình độ nhân lực y khoa giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Hiện nay, cán bộ các vị trí kể trên trong ngành y tế nhiều nước ASEAN đã đạt trình độ học vấn thấp nhất là hệ cao đẳng, tại Thái Lan hầu hết điều dưỡng đã đạt trình độ ĐH trở lên

Hỗ trợ tực tuyến

Hotline

0964.626.115

Tư vấn tuyển sinh - Đào tạo

0964.626.115

Liên kết
https://www.facebook.com/ydtonthattung
Bản đồ
Thống kê truy cập

Ðang Online: 2

Hôm nay: 25,463

Trong tuần: 11,251,266

Trong tháng: 125,864,323

Tổng truy cập: 852,823

nothing